Đan phên tre đòi hỏi cần có sự khéo léo, cận thận và tỉ mỉ. Quy trình đan phên tre được chia ra làm nhiều công đoạn: xử lý cây tre, chẻ nan, đan nan vào nhau… Để có những tấm phên tre đan chất lượng tốt cung cấp cho thị trường Huy Hoàng luôn đổi mới và cải tiến về công nghệ cũng như kỹ thuật về đan lát.
Các vật dụng làm từ cây tre hiện nay đang rất được phổ biến. Điển hình trong các sản phẩm tre nứa là: Phên tre là 1 phẩm được dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trang trí nội thất trong các công trình xây dựng. Để hoàn thành một tấm phên tre phải trải qua khá nhiều công đoạn phức tạp. Bài viết dưới đây Cừ Tràm Huy Hoàng sẽ khái quát quy trình đan phên tre cho các bạn tìm hiểu.
Nội dung bài viết
Cách đan phên tre như thế nào?
Đan phên tre là một nghề đã có từ lâu đời và duy trì tới tận ngày hôm nay. Các làng nghề phía Bắc nước ta chuyên đan các loại phên tre thủ công. Tuy không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Nhưng để duy trì nghề mà rất nhiều người đã gắn bó với nghề. Thời đại phát triển nên mặt hàng phên tre càng ngày có chỗ đứng trên thị trường. Vì thế, Nghề đan phên tre cũng không gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm tấm phên tre đã có mặt nhiều nơi trong cả nước. Hơn thế nữa một số đơn vị đã xuất khẩu khá nhiều sản phẩm ra nước ngoài. Các nhà hàng, khách sạn, resort cũng áp dụng khá nhiều kiến trúc phên tre. Nên Phên tre đang được phổ cập rộng rãi.
Nguyên liệu để đan phên tre
Những tấm phên tre được đan từ những cây tre già lâu năm. Nguyên liệu dùng để đan những tấm phên tre bao gồm: cây tre, cây nứa, lồ ô,… Tùy vào mỗi vùng có một loại nguyên liệu đặc trưng riêng. Nguyên liệu cần được chuẩn bị cẩn thận để có thể đan thành một tấm phên tre chất lượng. Những cây tre già 3 năm tuổi được đốn và xử lý sau đó đan lát. Qua bàn tay khéo léo của các người thợ mà tạo hình nên những tấm phên tre chất lượng. Độ bền của tấm phên cũng phụ thuộc vào nguyên liệu cũng như xử lý nguyên liệu.
Những cách đan phên tre
Tại một số nơi sẽ có cách đan phên tre khác nhau. Cách xử lý chất liệu cũng khác nhau. Tạo nên một số thương hiệu của mỗi vùng miền. Dưới đây là một số cách đan cơ bản được Cừ Tràm Huy Hoàng tìm hiểu.
Đan phên tre thủ công
Từ khu vực khai thác chọn những cây tre có tuổi thọ đủ chuẩn từ 3 – 5 năm. Lưu ý chọn những cây còn tươi và thẳng đều. Sau đó, đem ngâm dưới hồ có bùn khoảng nửa tháng sau đó vớt lên.
Tre được cắt từng khúc theo quy cách đã đề sẵn, tiếp theo chẻ thành những nan nhỏ. Tùy vào nhu cầu mà chẻ nan mỏng hoặc dày. Trong gia cố nền đất và thủy lợi cần chẻ những nan tre dày và ngắn. Còn trong trang trí nội thất thì cần những nan mỏng và dài.
Bước cuối tiền hành đan nhưng nan tre thành những chi tiết bàn cờ. Về mặt xây dựng cần đan chặt và cứng, không yêu cầu thẩm mỹ. Còn về mặt trang trí cần đan tỉ mỉ hơn.
Đan phên tre bằng máy
Đan tre bằng máy là sử dụng những công cụ máy hỗ trợ bàn tay con người để có thể đẩy nhanh tiến trình đan. Những bước đan lát cũng được thực hiện như đan thủ công. Khâu xử lý nguyên liệu sẽ được dùng máy móc để tiết kiệm thời gian. Sau đó trải qua công đoạn chẻ. Thực hiện từ máy chẻ cho ra các nan che đồng đều và như nhau với số lượng lớn. Nhờ vào máy móc mà trung bình một ngày một người có thể đan 3 – 5 tấm. Gia tăng năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Mẫu mã đẹp và đồng đều hơn.
Những làng nghề đan phên tre truyền thống nổi tiếng
Tại Việt Nam có rất nhiều làng nghề đan phên truyền thống và vẫn giữ nghề tới ngày nay. Dưới đây là một số làng nghề được đánh giá cao về năng suất và chất lượng những tấm phên.
Làng nghề Đà Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An.
Làng Phú Vinh (thuộc xã Phú Hưng, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Làng nghề xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Thôn Lan Đình, xã Gio Phong, huyện Gio Linh.
Và còn rất nhiều làng nghề còn giữ lại nét đẹp văn hóa
Kết luận
Phên tre có rất nhiều công dụng. Vì thế, chúng ta nên sử dụng phên tre thay thế các vật liệu nhân tạo để có thể giúp duy trì làng nghề. Bảo vệ môi trường và tạo nét độc đáo trong kiến trúc. Cừ Tràm Huy Hoàng là một trong nhiều đơn vị cung cấp phên tre chất lượng tại TPHCM. Nếu quý khách hàng có nhu cầu hãy liên hệ ngay để được tư vấn mới nhất.
>> Xem thêm: Phên tre hiện nay có mấy loại? Công dụng của mỗi loại như thế nào?
>> Xem thêm: Tìm hiểu về phên tre: đặc tính, công dụng và giá bán.