Mứt dừa là sản phẩm được làm ra từ những trái dừa non, già hay bánh tẻ. Tất cả các loại cây dừa ăn trái hiện nay đều có thể dùng làm mứt được. Trong khay bánh kẹo ngày tết của người dân Việt Nam. Mứt dừa là một trong những món ăn được trẻ em và người lớn ưa thích. Được xem như là một món ăn truyền thống của người Việt. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng kém chất lượng. Không rõ nguồn gốc và chất liệu ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì thế, lựa chọn cho mình loại mứt chất lượng là điều quan trọng nhất. Chúng ta có thể tự làm cho mình một hộp mứt thơm ngon với cách làm đơn giản dưới đây.
Nội dung bài viết
Cách chọn loại dừa làm mứt dừa ngon
Chọn lựa dừa làm mứt là công đoạn quyết định độ thành công của món ăn. Các bạn có thể lựa chọn các loại dừa sau để có thể tạo nên loại mức theo ý mình.
Dừa non
Dừa non thường có phần lớp da mềm, màu xanh tươi, cùi dừa mềm. Dùng ngón tay bấm ngón tay vào phần cùi cũng có thể nhận biết được dừa non hay già. Đối với những trái dừa non thì phần nước sữa chảy ra có vị béo ngậy. Khi bổ dừa thì ở phần cùi mềm hơn loại dừa bánh tẻ. Hoặc bằng cách khác là cào nhẹ phần vỏ gần cuống dừa, nếu dễ cào thì dừa còn non.
Dừa bánh tẻ
Về mặt hình thức để nhận biết thì dừa bánh tẻ có phần vỏ màu hơi nhạt. Màu da đều màu và không bị loang, lớp vỏ hơi mềm so với các loại dừa khác. Bằng phương pháp bấm móng tay vào phần vỏ có thể nhận biết độ giai hoặc độ giòn. Lớp vỏ trong cùng nhẵn bóng và có thể bấm ngón tay vào được. Dừa bánh tẻ có độ cứng trung bình và khá dễ dàng trong việc nạo sợi và làm mứt.
Dừa già
Nghe tên thì chúng ta cũng biết được loại này tương đối già. Rất dễ dàng phân biệt bởi khi bấm tay không đụng vào phần cùi được. Phần cùi của dừa giá thường khó bong tróc. Nên chọn loại quả to, vỏ nâu chưa lên mộng, không còn xanh để có được nhiều nước cốt hơn.
Các bước làm mứt dừa
Bước 1: Nạo cùi dừa
Sau khi chọn được loại dừa phù hợp sẽ là công đoạn nạo cùi dưa. Gọt sạch phần vỏ nâu bên ngoài sau đó rửa sạch. Nạo dừa sẽ nạo theo vòng tròn xung quanh cơm dừa từ phần cùi để tạo thành sợi.
Bước 2: Làm sạch cùi dừa
Sau khi thực hiện nạo xong sẽ cho ngay vào thau nước sạch. Bóp đều phần cơm dừa để có thể làm cho dừa ra bớt phần dầu. Thực hiện như vậy 2 – 3 lần nước để có thể làm sạch hơn. Chuẩn bị một nồi nước, cho vào thìa muối và trần cùi dừa trong 1 phút. Rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
Bước 3: Ướp cùi dừa với đường
Cho tất cả số dừa vào trong và trộn với đường với tỷ lệ 1kg dừa trộn 400g đường. Ướp đều 4 – 6 tiếng để đường tan hết và ngấm vào từng sớ dừa.
Bước 4: Sên dừa
Công đoạn này vô cùng quan trọng. Đun lửa cho chảo nóng già và hạ lửa nhỏ cho dừa vào. Đảo qua lại và kháy nhẹ liên tục nhịp nhàng để dừa không bị nát.
Khi nước dừa bắt đầu sệt lại sau đó cho 50ml dừa tươi không đường và thêm 1 ít vani tạo mùi. Sên dần sao cho dừa khô lại và tắt bếp. Trải mỏng và nong dừa để dừa nguội đi nhanh chóng.
Cách bảo quản mứt dừa không bị chảy nước
Dừa trước khi sên phải rửa sạch cần để ráo nước ở nơi thoáng mát. Sên mứt cũng là một công đoạn quan trọng nhất trong cách làm mứt dừa không bị chảy nước. Đun lửa liu riu để không bị cháy và nước được rút ra hết. Mỗi mẻ sên phải sên một lượng dừa vừa phải.
Bảo quản mứt dừa trong hủ hoặc các túi ni lông kín. Hủ thủy tinh sẽ là một vật dụng bảo quản tốt nhất. Khi bảo quản trong lọ đựng, bạn nên cho vào trong đó 1 lớp đường mỏng. Lớp đường sẽ có chức năng hút ẩm cho mứt, sẽ giúp bảo quản mứt lâu hơn.
Ăn mứt dừa có bị béo không?
Mứt dừa có hàm lượng đường và chất béo tương đối lớn nhưng sau quá trình sên thì đã mất đi một phần chất dinh dưỡng. Đối với các bạn đam mê ăn mứt dừa có thể yên tâm thử các loại mứt mà không sợ béo.
Kết luận
Qua bài viết trên mong rằng các bạn sẽ thực hiện tốt các bước để có một mẻ mứt dừa chất lượng. Nếu có những góp ý gì hãy liên hệ với Huy Hoàng qua hotline 0888.666.711 hoặc email: cutramhuyhoang@gmail.com