So sánh tinh dầu dừa với tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn

Tinh Dầu là một trong những sản phẩm được chiết xuất từ thực vật rất tốt cho cuộc sống. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng. Hãy tìm hiểu công dụng của tinh dầu tràm, tinh dầu bạch đàn và tinh dầu dừa thông qua bài viết dưới đây của Huy Hoàng.

Tinh dầu dừa

Đây là sản phẩm được chưng cất từ trái dừa. Tạo thành một sản phẩm chăm sóc vẻ đẹp. Được phần đa các phái đẹp sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đặc tính bảo vệ nhan sắc và không gây ra các tác nhân gây hại cho da.

Thành phần

Tinh dầu dừa nguyên chất thường được chiết xuất từ các trái dừa già. Trong đó có chứa 90 trên 100 hàm lượng axit béo. Đa phần thì các loại axit đều bão hào, và chứa rất nhiều phân tử có kích thước tương đối nhỏ.

Tinh dầu dừa
Tinh dầu dừa

Đặc tính

Thường có mùi thơm của cơm dừa rất đặc trưng sau khi chiết xuất. Dầu dừa ở trạng thái lỏng và rất dễ trở thành một trạng thái rắn. Tinh dầu dừa khi đặt trong môi trường có nhiệt độ trên 25 độ C sẽ ở trạng thái lỏng. Và ngược lại sẽ hóa rắn khi đặt trong môi trường dưới 25 độ C.  Nếu muốn quay về trạng thái hóa lỏng có thể đun nóng lọ tinh dầu lên.

Tỷ trọng

Tinh dầu dừa có tỉ trọng nhẹ. Thông thường sẽ được chiết xuất vào lọ thủy tinh trong suốt. Trông như những loại tinh dầu khác. Loại tinh dầu dừa có tỷ trọng loãng như nước.

Tinh dầu dừa nguyên chất sẽ có có màu vàng nhạt. Còn những loại trên thị trường có mấy trắng thì đã pha dung môi. Tinh dầu dừa nguyên chất sẽ có một mùi dừa thơm nhẹ rất đặc trưng.

Phương pháp chiết xuất

Tinh dầu nguyên chất sẽ được chiết xuất bằng cách chưng cất lôi cuốn hơi nước. Đây là  một phương pháp sử dụng cho nhiều loại hoa. Hoặc còn được chiết xuất bằng phương pháp trích ly, chiết dung môi, một số loại như họ cam quýt được chiết xuất bằng phương pháp ép.

Tinh dầu tràm

Cây tràm gió còn gọi tên tiếng anh là Melaleuca leucadendron. Phần lá và phần thân cây có chứa rất nhiều tinh dầu. Vì vậy, nguồn chiết xuất tinh dầu chính đều từ 2 bộ phận này. Cây tràm được trồng nhiều tại các tỉnh phía Nam nước ta. Nơi có diện tích rừng ngập mặn rất lớn. Nơi có thổ nhưỡng và khí hậu tương đối tốt. Giúp quá trình phát triển và tái tạo tinh dầu. Nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào nên Nam bộ là nơi sản xuất tinh dầu tràm lớn nhất cả nước.

Tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm

Thành phần

Tinh dầu tràm được chiết xuất một cách nguyên chất. Thành phần chính trong tinh dầu tràm là cineole >60%. Còn các loại thành phần chủ chốt như: terpineol, linalool, limonen,…

Đặc tính

Màu sắc của tinh dầu có màu vàng nhạt.

Mùi tràm đặc trưng, cay nồng của những lá tràm tươi.

Chỉ số khúc xạ: 1,450 – 1,550.

Góc quay cực ở 20 độ C:  + 0.5.

Dùng để điều trị các bệnh như: Cảm mạo, sát khuẩn, trị ho,…

Tỷ trọng

Tỷ trọng ở 20 độ C: 0,940 đến 0,960.

Phương pháp chiết xuất

Tương tự như các loại tinh dầu khác. Tinh dầu tràm cũng được chiết xuất qua một quá trình chưng cất để có thể tạo nên một lượng tinh chất giá trị. 

Tinh dầu bạch đàn

Lá cây bạch đàn còn được coi như một vị thuốc trong các bài thuốc dân gian của nước ta. Lá bạch đàn chứa tinh dầu rất nhiều lợi ích cho đời sống và sức khỏe con người. Được dùng để chữa bệnh khá tốt khi kết hợp phần tinh dầu này với một số loại thuốc nam khác. 

Tinh dầu bạch đàn
Tinh dầu bạch đàn

Thành phần

Lá có tinh dầu: 1,3 – 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 – 2,60% (E.exserta). Theo quy định định chuẩn thì mức này  không dưới 1,2%.

Thành phần chính là cineol, tùy theo loài sẽ có mức khác nhau. Điển hinh loài E. camalduleusis hàm lượng cineol đạt 60 – 70%. Loài E.exserta có hàm lượng cineol thấp hơn từ 30-50%. Theo chuẩn về hàm lượng cineol sẽ không dưới 60%.

Đặc tính

Tình dầu bạch nhìn về màu sắc tương đương màu dầu tràm. Có độ sệch hơn nhiều so với dầu dừa. Được sử dụng khá nhiều trong y học như khoa tai – mũi – họng.  Trị ho, viêm họng và các bệnh liên quan đường hô hấp.  

>> Tham khảo bài viết: Tinh dầu bạch đàn – Những công dụng của tinh dầu bạch đàn mang lại.

Tỷ trọng

Hệ thống hơi nước ở 20oC: 1,4570 – 1,4620

Phương pháp chiết xuất

Chưng cất hơi nước

Kết luận

Mỗi tinh dầu ở trên đều có những đặc điểm nhận dạng cũng như giá trị sử dụng riêng biệt. Hãy lựa chọn cho mình một loại sản phẩm phù hợp. Nếu có những đóng góp ý kiến về bài viết ở trên hãy liên hệ với Huy Hoàng nhé.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc