Sự khác biệt giữa cây tràm, cây keo, cây đước, bạch đàn như thế nào

Cây tràm, cây keo, cây đước và bạch đàn khác nhau như thế nào? Có lẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi cân nhắc lựa chọn vật liệu gia cố cho công trình của mình. Các loại cây này tuy khác nhau nhưng đều là những vật liệu thiết yếu và phổ biến trong xây dựng. Vậy làm sao để phân biệt chúng và sử dụng trong xây dựng như thế nào? Hãy cùng Cừ Tràm Huy Hoàng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Đặc điểm của cây tràm

Cây tràm là loại cây thuộc dạng thân gỗ, thân cây có chiều cao trung bình, mọc nghiêng vẹo, vỏ có nhiều lớp bong trắng xốp. Ngoài ra cây tràm có hệ thống rễ phát triển mạnh. Lá tràm mọc so le với nhau từng phiến đơn và dày, phiến lá có hình lưỡi mác không cân đối. Quả cừ tràm có nhiều nang nhỏ lồng vào nhau tạo thành các hình như hình cầu, cái chén. Khi quả chín, quả cừ tràm sẽ tự động tách thành 3 mảnh riêng biệt. Hạt cừ tràm có hình dạng như hình quả trứng.

Cây cừ tràm rất dễ trồng, chúng có thể phát triển ở rất nhiều loại đất khác nhau. Cừ tràm cũng có thể phát triển tốt tại các khu vực bị xâm nhập mặn, các vùng ven biển. Cừ tràm sinh trưởng rất nhanh và có thể cao đến 2-3m chỉ trong vòng 1 năm và có thể sử dụng được sau 5-6 năm chăm sóc.

Đặc điểm cây keo

Cây keo thuộc chi keo, với tên khoa học là Acacia. Cây keo có nguồn gốc từ một số loài cây tại đại lục cổ Gondwana, thuộc họ Trinh nữ. Ở Australia cây keo được gọi là Wattle (cây keo Úc). Ở Việt Nam, một số nơi gỗ keo còn được gọi là gỗ tràm.

Cây keo có lá hình lông chim phức, hoa keo nhỏ, màu vàng hoặc màu kem. Có 5 cánh hoa ẩn kín trong các nhị hoa dài, mọc dày đặc thành chùm theo dạng hình cầu hay hình trụ. Có một số loài thường có gai, đặc biệt ở các loài sinh trưởng trong khu vực khô cằn nên các cành bị ngắn đi, cứng và sắc. Hoặc đôi khi là lá kèm dạng lá biến hóa thành. Ví dụ như Acacia armata là cây gai Kangaroo ở Australia.

Cây keo
Cây keo

Các đặc điểm tự nhiên của loài cây đước

Cây đước là loại cây có thể phát triển được ở vùng ngập mặn đầy khắc nghiệt. Cây đước phát triển phổ biến từ những vùng đồng bằng ngập mặn tỉnh Quảng Trị đến các khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long. Cây đước là một lá chắn phòng hộ của tự nhiên giúp chống xói mòn và xâm nhập mặn ở các vùng ven biển nước ta..

Cây đước là loài cây thân gỗ tròn, mọc theo phương thẳng. Trên thân có những vết nứt hình ô vuông trải dài. Cây đước có thường có đường kính gốc từ 30-45cm và chiều cao có thể đạt 20-35m. Cây đước có vỏ màu xám nâu hoặc xám đen. Lá cây đước thuộc dạng đơn, đầu lá nhọn với gốc hình nên và gân lá nổi rõ ở mặt dưới lá. Tán lá có hình dù lúc còn non và có hình trụ lúc cây từ 6 tuổi trở lên cùng với đặc tính phân cành cao. Cành cây đước thường nhỏ, cành tỉa ra tự nhiên

Hoa cây đước

Hoa cây đước mọc theo cụm theo hình tán của lá. Mỗi cụm thường có hai hoa không có cuống hoa mọc lên từ nách lá. Hoa màu đỏ lợt và thường mọc vào khoảng tháng tư và tháng năm hằng năm. Quả cây đước có màu đỏ lợt với hình dạng trên nhỏ dưới to. Quả chín rộ trong khoảng thời gian vào tháng  bảy đến tháng mười. Nhưng nên hái sớm vì quả vào cuối mùa thường dễ bị  các loại sâu, mọt đục phá hoại.

Cây đước
Cây đước

Do sống ở trong vùng bùn lầy ngập mặn. Nên cây đước phát triển bộ rễ khá đặc biệt so với các loại cây khác. Rễ cây đước mọc thành chùm bao quanh cây hoặc mọc ngược hướng lên trời. Với hai loại rễ là rễ chống và rễ thở với chức năng khác nhau. Rễ chống thường có từ tám đến mười hai cái tạo thành một hệ thống giúp nâng đỡ cây. Chống đổ và có nhiệm vụ hút nước cũng như chất dinh dưỡng trong đất và nước để nuôi cây. Còn rễ thở thì thường mọc ngược lên từ rễ chống hoặc trực tiếp từ thân cây lên cao khỏi vùng ngập nước hoặc ít ngập nước với chức năng hô hấp lấy khí oxi để nuôi cây.

Đặc điểm cây bạch đàn

Bạch đàn có nguồn gốc là chi thực vật có xuất xứ từ Úc. Cây Bạch Đàn được nhiều người ưa chuộng bởi cây rất thích hợp để trồng thành rừng. Trồng xen kẽ từ vùng đồng bằng đến cao nguyên. Loại cây này dễ trồng, không kén đất, cây trồng nhanh lớn, cho thu hoạch sau 5-6 năm trồng.

Cây bạch đàn
Cây bạch đàn

Cây bạch đàn không phải loại cây chịu được nước tốt như cây tràm. Nên không thường được sử dụng để gia cố nền đất yếu mà làm cột chống giàn giáo trong các công trình, gia cố bờ đê, bờ kè, những chỗ sạt lở nhiều. Cây bạch đàn có rất ít trường hợp được sử dụng để xử lý gia cố móng công trình. Vì đặc tính của cây tràm và cây bạch đàn là không giống nhau. Ngoài ra loại này cũng có rất nhiều những ứng dụng khác trong đời sống.

Sự khác biệt giữa cây tràm, cây keo, cây đước và cây bạch đàn

Cừ tràm, cây keo, cây đước, cây bạch đàn là những nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống ngay từ thuở xa xưa, gắn bó với người dân ta trong suốt quá trình phát triển và xây dựng nên lịch sử. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những sự khác biệt rất lớn. Thông qua những đặc điểm nêu trên, ta có thể thấy rõ khác biệt lớn nhất, đó là ngoại hình. Điều khác biệt lớn nhất của các loại cây này là hình dạng bên ngoài như thân, hình dạng lá, quả ….. Điều này đã được nêu rõ trong phần đặc điểm bên trên.

Cây tràm, cây keo, cây đước và cây bạch đàn, mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Nên sử dụng chúng đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất. Hãy cân nhắc thật cẩn thận điều kiện môi trường cũng như hoàn cảnh trước khi đưa ra quyết định nên sử dụng cừ tràm hay cây bạch đàn để đạt được hiệu quả tối ưu cho công trình của bạn nhé!

Các bạn cần thêm thông tin vui long liên hệ: Cừ Tràm Huy Hoàng – Hotline: 0888.666.711

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc