Móng đơn là gì? Móng đơn được kết hợp với cừ tràm như thế nào?

Trong nhiều công trình xây dựng, ta dễ dàng quan sát được hình ảnh móng đơn. Chúng được sử dụng rất rộng rãi trong một số công trình có quy mô vừa và nhỏ cũng như một số công trình công nghiệp. Vậy lý do nào làm cho loại móng này phổ biến như vậy?

Trong bài viết lần này cửa Cừ Tràm Huy Hoàng, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết về móng đơn cũng như cách tính toán chuẩn xác móng nhé!

Nội dung bài viết

Móng đơn là gì?

Bất kì công trình xây dựng nào cũng cần có nền móng vững chãi bởi móng là gốc của bất kì công trình nào. Móng vững thì công trình mới vững, mới lâu dài. Vì lẽ đó, nhà xây dựng nào cũng dành nhiều sự quan tâm cho việc lựa chọn nguyên liệu làm nền móng.

Móng đơn là một trong những loại móng phổ biến dùng trong xây dựng. Móng đơn là loại móng có duy nhất một cột hoặc là một nhóm cột đứng sát vào nhau. Móng đơn có nhiều hình dáng nhưng những hình thù thường thấy của móng là hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông, … và móng được đặt ngay dưới chân cột.

Móng đơn
Móng đơn

Móng đơn thường thấy trong các loại nhà có kích thước vừa và nhỏ như nhà 1 tầng, nhà 2 tầng, … hay trong một số trụ điện, tháp ăng-ten cũng có thể dùng móng đơn. Chúng được sử dụng khá rộng rãi trong các loại công trình như vậy bởi khả năng chịu lực khá tốt cũng như là giá thành hợp lí. Chịu lực tốt là một công dụng quan trọng nhất của móng đơn. Do đó, chúng được sử dụng rất nhiều trong thi công công trình, được sự tin tưởng của nhiều nhà xây dựng.

Ngoài ra, ở một số tỉnh miền Nam, người ta còn thấy hình ảnh những móng đơn cừ tràm. Đây là một loại móng đơn được làm từ cây tràm – một loại cây thường thấy ở các tỉnh Nam bộ. Cây tràm là loại cây có độ bền, độ chịu lực rất tốt trong điều kiện đất nghèo và đồng thời giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với bê tông cốt thép nên móng đơn cừ tràm rất được ưa chuộng.

Cấu tạo móng đơn 

Cấu tạo của móng đơn đơn giản hơn một số loại móng khác rất nhiều. Móng có duy nhất một trụ được tạo nên bởi một lớp bê tông cốt thép dày. Trọng lượng thường thấy của móng rơi khoảng 2.5 tấn đến 6 tấn tùy theo sự lựa chọn của người xây dựng.

Đối với những móng bê tông có kết cấu toàn khối, thép cột được móc vào đế rất chắc chắn. Chúng đảm bảo cho sự vững vàng của móng đơn trước tác động ngoại lực có thể làm hư hỏng chất lượng móng.

Đối với các công trình vừa và nhỏ thì móng cần đặt ở nơi có điều kiện đất tốt và đảm bảo ít nhất 1m chiều sâu. Điều này giúp cho móng đứng vững hơn. Tránh sự ảnh hưởng ở những vùng đất xấu làm giảm sút khả năng chịu lực. Và đồng thời, cũng không đặt móng ở những nơi có nền mới được bồi.

Công thức tính móng đơn cừ tràm

Để tính toán được móng đơn cừ tràm phù hợp với công trình. Chúng ta cần tính toán tương đối về các yếu tố như kích thước đáy móng và kích thước móng chịu tải đúng tâm.

Kích thước đáy móng cần được tính toán kĩ lưỡng. Bởi ta cần phải đảm bảo một số điều kiện nhất định để móng có thể phát huy được hết công dụng của nó. Những điều kiện cần đáp ứng là ổn định, cường độ và biến dạng.

  • Khi tải trọng đúng tâm: Ptb ≤ Rtc
  • Khi tải trọng lệch tâm: Pmax ≤ 1.2Rtc

Trong đó:

  • Ptb, Pmax: áp suất đạt móng trung bình và lớn nhất
  • Rtc: cường độ tiêu chuẩn của đất nền
  • Rtc = m (A1/4. ˠ. b + B.q + D.c)

Trong đó:

  • b: chiều rộng móng
  • q: tải trọng bên trong móng
  • c: lực dính đơn vị của nền đất
  • A1/4, B, D: các hệ số phụ thuộc góc ma sát trong của đất
  • m: hệ số điều kiện làm việc của nền móng

Kích thước móng chịu tải đúng tâm được xác định bởi những công thức sau:

  • Ptb = (Ntc + G)/ (l.b)
  • Ptb = (Ntc/ a. b2) + ˠtb. Hm
  • A = l/b

Trong đó:

  • G: trọng lượng phần móng và đất phía trên
  • ˠtb: trọng lượng riêng trung bình của đất và móng
  • Hm: chiều sâu đặt móng
  • Từ Ptb = Rtc, ta có: (Ntc/ a. b2) +ˠtb. Hm = m(A1/4.ˠ.b + B.q + D.c)

Chiều rộng được xác định như sau: b3 + k1b2 – k2 = 0

Trong đó: k1 = M1(q/ˠ) + M2(c/ˠ) – M3ˠtb(Hm/ˠ) k2 = M3(Ntc/mαˠ)

Hệ số M1, M2, M3 phụ thuộc vào góc ma sát ɸtc.

Móng đơn cừ tràm
Móng đơn cừ tràm

Công thức tính thể tích móng đơn

Khi muốn tính thể tích móng đơn, trước hết, chúng ta cần tính được khối bê tông đáy của móng. Tùy thuộc vào hình dạng đáy của móng, ta có cách tính khác nhau. Trong phần này, tôi sẽ cung cấp cho bạn công thức của một số đáy thường gặp.

  • Hình tam giác: S = (b.h)/2
  • Hình chữ nhật: S = a.b
  • Hình tròn: S = πR2 với C = 2πR
  • Hình vuông: S = a2

Ngoài ra, móng đơn còn một số hình dạng khác bạn có thể tham khảo như hình ống, hình đống cát, …

Kết luận

Nói tóm lại, móng đơn là một trong những loại móng khá ưa chuộng trong việc thi công các công trình vừa nhỏ. Nó vừa đảm bảo được yêu cầu tất yếu của công trình (khả năng chịu lực). Vừa có giá thành hợp túi tiền của người tiêu dùng. Chính vì lẽ đó mà móng đơn cừ tràm được người ta kết hợp để tiết kiệm tối đa chi phí. Và hiện nay móng đơn cừ tràm cũng chiếm một vị trí khá quan trọng trong xây dựng và được nhiều người tin dùng.

Cừ Tràm Huy Hoàng là đơn vị hàng đầu trong thi công đóng cừ tràm làm móng. Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ qua Website: https://cutramhuyhoang.com hoặc Hotline: 0888666711

>> Xem thêm bài viết: Móng băng cừ tràm có thể xây được nhà mấy tầng.


Deprecated: Hàm wp_make_content_images_responsive hiện tại không dùng nữa từ phiên bản 5.5.0! Sử dụng wp_filter_content_tags() để thay thế. in /home/vuonrau/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078

    NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





    (*) Thông tin bắt buộc