Móng cừ tràm là gì? Cách tính toán móng cừ tràm đơn giản hiệu quả

Đối với những người làm trong ngành xây dựng nói chung. Hay những người đang chuẩn bị đặt nền móng cho ngôi nhà thì chắc chắn không thể bỏ qua tham khảo móng cừ tràm. Vậy, hãy cũng theo dõi bài viết dưới đây của Huy Hoàng để cùng tìm hiểu về loại móng nền nghe lạ mà cực thân quen này nhé!

Móng cừ tràm là gì?

Đối với dân sinh sống ở các vùng đất có chất lượng đất yếu chắc không lạ gì hình thức đóng móng này. Móng cừ tràm là một hình thức gia công nơi đất không chịu được trọng tải lớn vì nó giúp gia cố lại nền đất. Giúp củng cố đột chặt của đất mà làm giảm thiểu độ rỗng giúp công trình có một sự khởi đầu an toàn và chắc chắn.

So với chi phí mà gia chủ phải bỏ ra để đổi lấy chất lượng của móng cừ tràm thì thực sự rất hời. Bởi vì bất cứ một công trình nào cũng cần một nền móng tốt. Nó giống như bộ rễ của cây, giúp cho công trình hoàn hảo và chắc chắn hơn.

Các loại móng cừ tràm

Gia cố nền móng có thể được coi là một khâu quan trọng nhất của một công trình xây dựng. Và để chọn được loại móng cừ tràm phù hợp không phải là điều đơn giản. Hiện nay có 3 loại móng cừ tràm phổ biến trong xây dựng:

Móng cừ tràm
Móng cừ tràm

Móng cọc cừ tràm

Đây là loại móng đóng trực tiếp từ thân cây cừ tràm. Thường chọn những cây tràm to khỏe, đã trải qua các khâu sơ chế.

Móng cọc cừ tràm thường được lựa chọn để gia cố những công trình có trọng tải nhỏ, ở vùng đất yếu và chịu được nước.

Móng băng cừ tràm

Móng băng cừ tràm thường được nhà sản xuất ghép những cây cừ tràm thành một dải dài. Đặt ở vị trí dưới hàng hoặc cột trụ tường của công trình.

Móng băng cừ tràm có một lớp bê tông mỏng khoảng 100mm tạo thành một khối dầm. Tùy thuộc vào độ lún, địa hình mà ta có thể bố trí chúng nằm chéo nhau hay nằm độc lập. Quy mô có thể cho công trình từ 4 tầng trở lại.

Móng đơn cừ tràm

Là loại móng được liên kết với nhau thành 1 trụ vững chắc để cùng nhau chịu lực.

Móng đơn cừ tràm thường được đặt ở dưới chân cột làm nhiệm vụ gia cố, cải tạo công trình. Kết hợp với đóng cọc cừ tràm để làm móng mềm, móng cứng. Thường chỉ được sử dụng cho các công trình nhỏ lẻ, có trọng tải thấp như nhà cấp 4, …

Cấu tạo móng cừ tràm

Móng cừ tràm được gia cố từ những cây cừ tràm có độ tuổi từ 5-6 năm. Được tuyển chọn kỹ càng, không cong vênh.

Tùy thuộc vào làm móng bè, móng băng hay móng cọc mà cừ tràm. Sẽ được ghép thành trụ với nhau hay đổ thêm bê tông để phục vụ công trình.

Quy trình tính toán và thiết kế móng cọc tràm trên nền đất yếu

Công tác khảo sát

Tính toán móng cừ tràm cần tiến hành khảo sát đất nền gồm 3 phần chính: khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình và thí nghiệm nén tĩnh cọc tràm ở ngoài hiện trường.

Công tác khảo sát địa hình sẽ tuân theo các quy định chung của Bộ xây dựng đối với công tác thiết kế. Còn công tác khảo sát địa chất công trình sẽ tập trung vào mấy khâu quan trọng sau đây:

+ Số lỗ khoan không nên ít hơn 2 và với chiều sâu khảo sát từ 15 ÷ 20m.

+ Thí nghiệm xuyên tĩnh và xuyên động tùy theo loại đất không nên ít hơn 5 hố.

+ Thí nghiệm nén tĩnh cọc tràm không nên ít hơn 2.

Đối với các loại đất bùn, đất than bùn và than bùn có thể tiến hành thí nghiệm cắt chữ thập. Và thí nghiệm nén ngang trong lỗ khoan tùy theo yêu cầu của cơ quan thiết kế nếu thấy cần thiết.

Phân loại cọc tràm

Cọc tràm thích hợp với các công trình có quy mô vừa và nhỏ đối với nền đất yếu nên tính toán móng cừ tràm có đường kính từ 8cm đến 10cm, chiều dài nằm trong khoảng 3m đến 5m với giá cừ tràm hợp lý. Tùy theo vị trí, độ bền và khả năng uốn dọc mà cọc tràm được chia thành 2 loại cọc chống và cọc ma sát (cọc treo).

Cách tính toán móng cừ tràm

Việc xác định số tuổi cọc cừ tràm trước khi tính toán gia cố nền bằng cừ tràm rất quan trọng, cọc tràm nên được chọn từ 5-6 năm tuổi. Khi khai thác không chọn những cây tràm có đường kính ngọn dưới 4cm, đường kính gốc nằm trong khoảng 6 – 12cm, chiều dài nên sử dụng 3-5m.

Chỉ chọn những cọc tràm có thân thẳng giảm khả năng bị uốn cong khi cọc chịu tải trọng lớn. Lựa chọn cọc dựa theo các tiêu chí lõi cọc như Lõi cọc phải tươi, không bị mục và không bóc vòng ngoài, trước khi sử dụng lõi cọc cần được tưới ẩm theo các quy định cụ thể trong quy trình thi công.

Tính toán, dự toán số lượng cừ tràm

Trước khi dự toán số lượng cừ tràm chúng ta cần khảo sát diện tích đất nền chính xác cũng như trạng thái đất xây nhà. Theo tiêu chuẩn thi công đóng cừ tràm thông thường 1m2 sẽ được đóng 25 cọc cừ tràm. Thông thường những nhà thi công luôn đóng rộng hơn mép hố từ 10-20cm. Số lượng cừ tràm lúc này được sử dụng là 36 cọc cho 1m2.

Tính toán móng cừ tràm
Tính toán móng cừ tràm

Và dự phòng thêm 1-2 cây cho một hố để phòng trường hợp gãy. Như vậy dựa vào diện tích và trạng thái đất chúng ta có thể dự toán tương đối chính xác số lượng cọc cừ tràm. Tùy vào tải trọng của công trình có thể lựa chọn móng băng hoặc móng đơn, sử dụng móng đơn thì số lượng cừ tràm thấp hơn nhiều so với móng băng.

Công thức tính số lượng cừ tràm trên 1 m2

Mật độ cọc tràm (số cọc/m2) tùy theo chất đất có thể sử dụng số lượng cọc khác nhau:

  • Các loại đất trạng thái rời rạc như đất cát nhỏ, cát bụi có nên sử dụng 16 – 25 cọc cho 1m2.
  • Các loại đất có trạng thái mềm dẻo như cát pha sét và sét pha cát nên sử dụng từ 25- 36 cọc cho 1m2.
  • Các loại đất có trạng thái chảy như bùn sét và than bùn nên sử dụng từ 36 – 49 cọc cho 1m2 .

Tính toán cừ tràm của Nguyễn Xuân Năng

Phương pháp tính toán móng cừ tràm được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà dân dụng dựa theo công thức của kỹ sư Nguyễn Xuân Năng. Công thức được dựa vào chất lượng cọc và trạng thái của đất nền xây dựng.

Công thức: n=4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))

Trong đó:

n: số lượng cọc

d: đường kính cọc

e0: độ rỗng tự nhiên

eyc: độ rỗng yêu cầu

Từ công thức trên ta thấy:

Đất yếu vừa có độ sệt IL = 0,55 ÷ 0,60 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,7 ÷ 0,9 kG/cm2 đóng 16 cọc cho 1m2.

Đất yếu có độ sệt IL = 0,7 ÷ 0,8 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0=0,5 ÷ 0,7 kG/cm2 đóng 25 cọc cho 1m2.

Đất yếu quá có độ sệt IL > 0,80 , cường độ chịu tải thiên nhiên R0< 0,5 kG/cm2 đóng 36 cọc cho 1m2.

Thiết kế móng cừ tràm

Thiết kế móng cừ tràm cần tuân thủ các quy định về độ sâu đặt móng cừ tràm, không nên đặt quá sâu thấp hơn mực nước ngầm thấp nhất. Điều đó dẫn đến bất lợi móng đặt quá sâu và khó thi công vào mùa mưa.

Sau khi đóng xong theo kinh nghiệm thì chúng ta sẽ phủ một lớp cát dày lên phía trên, điều này không nên vì cát sẽ len vào các khe hở của công trình. Khi công trình kề bên đào móng gây sạt lở do chiều dày lớp cát đệm thi công không đều nhau… đều là những nguyên nhân gây lún hay lún không đều, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Vì vậy, trong thi công chúng ta thường phải gia cố cọc tràm bằng lớp bê tông vững chắc có trộn đá.

Bản vẽ móng cừ tràm

Bản vẽ móng cừ tràm nên có tự tính toán chuẩn xác ở mức độ cao vì nó giống như bản mẫu để công nhân thực hiện theo.

Bản vẽ móng cừ tràm giúp định hướng được công trình. Giảm thiểu rủi ro, sai sót số liệu thực tế trong quá trình thi công.

Kết luận

Móng cừ tràm từ xưa đến nay đã trở thành một vật liệu xây dựng quen thuộc trong ngành xây dựng. Với những ưu điểm vượt trội như: giá thành rẻ, không tốn quá nhiều chi phí thi công, chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của tự nhiên, chịu nước tốt,.. móng cừ tràm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những hộ dân sống ở vùng đất yếu, đất ngậm nước.

Vậy nhưng thi công móng cừ tràm lại cần những đội ngũ nhân công giàu kinh nghiệm để thực hiện được một bộ nền móng hoàn chỉnh, tạo bước đệm cho một công trình hoàn chỉnh, chắc chắn. Vậy nên mỗi gia chủ cần tìm cho mình một đơn vị thi công uy tín và bảo hành chất lượng công trình tuyệt đối.

Với công dụng quyết định sự chắc chắn, kiên cố của toàn bộ công trình, nền móng luôn đóng một vai trò quan trọng bận nhất mà gia chủ cần dành sự quan tâm.

Bạn đang cần tư vấn kỹ thuật về các vấn đề liên quan tới cừ tràm? Hãy liên hệ ngay với Cừ Tràm Huy Hoàng qua hotline 0888.666.711 để được tư vấn miễn phí.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc