Cây tràm là cây gì? Tìm hiểu về các loại cây tràm tại nước ta

Cây tràm là một loại cây lâm nghiệp lâu năm. Chúng đem lại rất nhiều lợi ích trong đời sống. Tuy nhiên, còn có rất nhiều điều về loại cây này mà chúng ta vẫn còn chưa biết được. Bài viết sau đây Cừ Tràm Huy Hoàng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cây tràm và công dụng, cũng như phân bố của chúng nhé.

Nội dung bài viết

Cây tràm là cây gì?

Cây tràm có tên gọi khác là Khuynh Diệp thuộc Chi Tràm

Tên tiếng anh: Melaleuca Cajuputi

Tên khoa học: Melaleuca

Cây tràm là loại cây dễ trồng, không kén đất. Chúng vẫn có thể sống tốt tại những nơi đất bị nhiễm mặn nặng. Tốc độ sinh trưởng nhanh có để đạt 2,3 mét một năm. Có thể cho thu hoạch sau khi trồng từ 6 năm trở lên.

Là một loài cây thân gỗ có kích thước trung bình. Thân được sử dụng làm cừ tràm trong trong lĩnh vực xây dựng. Lá dùng nhiều trong chiết suất tinh dầu.

cây tràm
Hình ảnh cây tràm

Đặc điểm của cây tràm

Cây tràm xuất hiện rất nhiều ở miền Nam và mang nhiều đặc điểm hình thái khác nhau theo từng loài. Những điểm giúp chúng ta nhận biết sẽ dựa trên những yếu tố như sau.

Nguồn gốc của cây tràm

Năm 1924 cây tràm được tìm thấy ở châu Úc. là các cây trồng phổ biến trong vườn ở Australia và các khu vực nhiệt đới khác trên khắp thế giới.

Đặc điểm hình thái

Thân cây tràm: Có chiều cao có thể từ 2m đến 30m, thân cây tràm không thẳng phần. Vỏ bao bọc bên ngoài mỏng, xốp và có màu trắng xám sẽ bong tróc thành từng mảnh trong quá trình phát triển.

Lá tràm: thường có hình trái xoan hay hình mác không cân. Chiều dài lá từ lúc nhỏ đến trưởng thành có kích thước 2 – 20cm. Chiều rộng của phiến ta từ 0,5 – 5cm. Nhìn bề ngoài lá rất nhẵn, xanh sẫm dần cho đến lúc già. Cuống lá ngắn thôi nhưng có lông, khi non thì lá có lông mềm màu trắng bạc, sau lại có màu xanh lục. Các phiến lá mọc so le, các lá đơn có hình trứng hoặc một số có hình mũi mác. 

Hoa cây tràm: Kích thước nhỏ và có nhiều màu khác nhau tùy theo màu: Trắng, tím, đỏ, vàng,… Phần đa các hoa mọc thành cụm dày, dọc theo đỉnh cành.

Quả: Có hình bán cầu và có rất nhiều hạt nhỏ phía trong. Khi chín sẽ tự nứt ra thành 3 mảnh nhỏ. Hạt cây tràm thì lại có hình trứng.

Rễ: Dạng rễ chùm và phát triển mạnh mẽ và đặc biệt khi nước ngập tới đâu là rễ tràm mọc ở đó.

 Đặc điểm sinh thái của cây tràm

Cây tràm là một loài cây ưa nước và khí hậu nóng ẩm. Đồng bằng sông cửu long là một trong những nơi có điều kiện thích hợp phát triển nhất cho loại cây này.  Cây tràm sống trong môi trường nước có nhiệt độ trung bình 25 – 30 độ C. Nồng độ tối thiểu của Ph trong nước ở mức 2,4 – 3. Phát triển thành cụm nên tạo thành một hệ sinh thái rừng tràm rộng lớn. Nơi cây tràm mọc có rất nhiều loài chim sinh sống nền quá trình tái sinh sản của cây tràm dễ dàng. 

Đối với những vùng đồi núi cây tràm cũng có thể phát triển nhưng sẽ mang một hình thái khác. Những thân cây cao từ 1 – 3m, lá bị tiêu giảm, tuổi thọ không được lâu.

Công dụng của cây tràm

Cây tràm đã có giá trị sử dụng từ rất lâu và mang đến khá nhiều công dụng trong y học, xây dựng và đời sống. 

Cừ tràm trong xây dựng

Cây tràm có thân thẳng, thân gỗ có độ bền khá chắc. Trong giới có tên gọi “cừ tràm”, đây cũng chính là cách bắt nguồn của cây tràm trong xây dựng. Tùy theo thời gian thu hoạch mà cây tràm cho ra những cây cừ có những quy cách khác nhau. Mỗi giống cừ cũng cho thời gian thu hoạch khác nhau. Trong xây dựng có 2 loại cây tràm được sử dụng: tràm ta và tràm lai.

Nhìn về bề ngoài khó phân biệt được 2 loại cây tràm này. Mục đích chính trong xây dựng vẫn luôn đề gia cố nền đất yếu. Đối với các loại nền đất yếu, ngập nước quanh năm thì cừ tràm là loại cọc được các kỹ sư sử dụng. Dùng để tăng độ nén chặt của nền đất, giảm hệ số rỗng, nén chặt tầng đất mặt. 

Trong đời sống

Cây tràm không chỉ dùng để dùng trong xây dựng mà cây tràm còn có tác dụng trong cuộc sống. Cây tràm là nơi hình thành hệ sinh thái của hàng trăm loài động vật và thực vật. Các rừng tràm giúp chống gió, ngăn tốc độ lũ quét, cải tạo môi sinh rất quan trọng. Bảo vệ người dân và đất nơi gần biển, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.

Những cây cừ tràm to còn dùng để sản xuất gỗ cung cấp cho ngành giấy. Đồ gia dụng được làm từ cây tràm có giá trị sử dụng rất cao do độ bền. Với sự không ngừng tìm tòi và sáng tạo của những nghệ nhân Việt Nam, họ đã dùng gỗ cây cừ tràm lâu năm để làm đồ thủ công mỹ nghệ hay phục vụ cho các xưởng mộc. Hiện nay, đồ thủ công mỹ nghệ từ cừ tràm là những vật dụng giá trị cao.

Khu rừng tràm rộng lớn thuộc nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam là những hệ sinh thái đặc biệt. Cây tràm U Minh, cây tràm Cà Mau … nổi tiếng vừa cung cấp các sản phẩm kinh tế cao vừa là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm (các loài chim, khỉ, trăn…) vừa giữ vai trò cân bằng và bảo vệ môi trường. Bảo tồn, khôi phục và trồng mới các diện tích rừng tràm ở nước ta là vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.

Trong y học

Nói đến công dụng của tràm thì không thể không nói đến tinh dầu tràm. Cây tràm có phần lá chứa nhiều tinh dầu, theo y học cổ truyền thì lá chàm có mùi thơm, tính ấm, vị hơi cay chát. Tác dụng trên cơ địa con người giúp hoạt huyết, giảm đau, sát trùng, giảm đờm.

Để điều trị các vết thương, vết bỏng, cảm lạnh, cúm và kích thích tiêu hoá trong y học dân tộc chúng ta nên dùng lá tràm, vì chúng có tác dụng kháng khuẩn, giải cảm và giảm đau hiệu quả. tinh dầu tràm xoa bóp ngoài chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, cảm mạo. Chính vì vậy mà tinh dầu tràm được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các loại cao xoa, làm thuốc sát trùng đường hô hấp, giảm ho, thông mũi …. 

Ngoài ra, lá tràm được các người già dùng trong các bài thuốc xông hơi giải cảm kết hợp với các bài thuốc nam khác. Hiện nay, lá cừ tràm còn được chiết xuất tinh dầu để làm phụ phẩm cho các sản phẩm: Xà phòng, nước hoa, dầu thơm,… Lá tràm phơi khô được nhân dân ở một số địa phương nấu nước uống thay chè.

Vỏ cây tràm cũng có dược tính ổn định, có vị đắng nhạc, có tác dụng an thần, giảm đau, đặc biệt sát khuẩn rất cao.

Các loại cây tràm

Cây tràm thuộc Chi tràm có 220 – 236 loài và được chia thành nhiều loại ở nhiều phương diện xét khác nhau: Cây tràm nước, cây tràm tươi, tràm cừ, tràm gỗ, tràm đất, tràm gió, …. Vậy nên để trả lời cho câu hỏi Cây tràm có mấy loại không phải là một việc dễ dàng.

Dưới đây, Cừ Tràm Huy Hoàng xin giới thiệu với bạn hai loại cơ bản nhất:

Tràm đồi

Tràm đồi (còn gọi là “tràm gió”) có đặc điểm hình thái: Cây bụi nhỏ, cao từ 0,5 đến 2,5m, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, những nơi đất đai cằn cỗi. Nhưng hàm lượng tinh dầu trong lá cao và hàm lượng cineol trong tinh dầu cũng cao (45 – 60%).

Tràm cừ

Tràm cừ cây thân gỗ, cao 10 – 20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, bao gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và đặc biệt là đất mũi Cà Mau. Và loại này có hàm lượng tinh dầu trong lá cũng như hàm lượng cineol trong tinh dầu khá thấp..

Tràm lá dài

Tràm lá dài hay chúng ta vẫn thường biết đến là tràm lá hẹp. Thoạt nhìn chúng có vỏ mềm, xốp giống với loại tràm gió. Tuy nhiên, tán lá lại có màu xanh sáng hơn và lá rất thơm, mọc hơi rũ cành. Thân cây cao, to khoảng 4 – 5m, hoa nhỏ màu trắng, vỏ cây thường nứt ra từng mảng.

Tràm lá dài
Tràm lá dài

Nói về lợi ích thì tràm lá dài là vô địch đấy nhé. Những miếng vỏ nứt ra trên thân tràm thường được người dân miền sông nước dùng để trám ghe, thuyền. Lá có mùi thơm đặc trưng được dùng làm tinh dầu. Ngoài ra, đây là một loại cây được dùng trong xây dựng – đóng cọc cừ tràm.

Tràm lá nhỏ

Khác với tràm lá dài cao to là tràm lá nhỏ mọc thành bụi cao 0,5 – 0,6m. Cành cây có lông mịn, lá mọc đối xứng nhau trông giống lá me nhưng to hơn. Hoa dạng chùm, màu tím hồng tươi tắn. Quả như quả bồ kết đen, dài và hơi cong.

Lá cây tuy nhỏ nhưng lại có công dụng rất nhiều trong y học. Chữa trật khớp, giải độc, trị viêm họng, tưa lưỡi, lở miệng. Rễ cây dùng để trị viêm gan, bò cạp đốt, …

Tràm lá rộng

Đây là loài tràm được du nhập từ Florida, Mỹ cách đây khoảng 100 năm. Ngoài công dụng tạo bóng mát, loài cây này còn giúp rút nước các đầm lầy mở rộng đất đai canh tác. Tuy nhiên, cũng chính vì lí do đó mà loài cây này trở thành loài cây gây xâm hại tới thiên nhiên khi mật độ mọc lên dày đặc của chúng. Kéo theo thiệt hại môi sinh, ganh đua tranh giành phát triển với các loài thực vật khác.

Tràm bông đỏ

Tràm bông đỏ – tràm liễu, là loài cây bóng mát, ưa sáng và chịu hạn tốt. Cây thường xanh dạng bụi lớn, lá non có lông dài, rũ xuống, hoa nhiều mọc ở đầu cành quanh năm giống đuôi xoè ra màu đỏ rất đẹp mắt. Cây sinh trưởng ở nơi có đất ẩm ướt.

Dễ dàng bắt gặp cây tràm bông đỏ ở quanh khu vực có hồ nước, khu công nghiệp,nhà máy. Vì là cây bóng mát, và có nét đẹp đặc trưng không lẫn vào đâu được, lại có khả năng chịu hạn tốt. Không cần chăm chút nhiều nên công viên, trường học, sân vườn thường lựa chọn loại cây này để làm cảnh.

Tràm bông đỏ
Tràm bông đỏ

Tràm bông vàng – loài cây bạc tỷ

Vào những năm 1960 cây tràm bông vàng du nhập và được trồng thử nghiệm ở miền Nam Việt Nam. Tràm bông vàng có đặc tính sinh trưởng nhanh, từ 5 – 7 năm đã có thể thu hoạch. Chịu được khí hậu khắc nghiệt, chịu nóng, chịu hạn tốt và có thể thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau.

Tràm bông vàng – tràm lấy gỗ. Gỗ tràm rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ gỗ nội thất, đặc biệt là bàn ghế, giường, tủ, sàn gỗ. Bên cạnh những lợi ích thu được từ gỗ tràm. Các bộ phận khác của cây như lá tràm, vỏ cây, hoa, tinh dầu còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: Y học, chiết xuất nước hoa, nuôi ong lấy mật, ….

Tràm Hom – Tràm bông trắng

Đây là loài cây đặc biệt phổ biến ở Đảo ngọc Phú Quốc, thân cây có nhiều lớp vỏ trắng, xốp, cao 20m. Hoa màu trắng mềm như lụa, thơm dịu nhẹ, thanh khiết như hương sen.

Tràm bông trắng có thể chịu ngập quanh năm, có công dụng làm cột nhà, đóng cọc cừ tràm, xả ván, làm giàn giáo, ….

Tràm gió – Tràm lấy tinh dầu

Cây tràm gió – Cây tràm làm dầu là loài cây bụi mọc phổ biến nên dễ dàng phát triển ở những hệ sinh thái có sự đa dạng và được thấy nhiều nhất ở khu vực Bắc Mỹ và Đông Nam Á.

Dầu tràm là một loại dược liệu được sản xuất nhờ phương pháp chưng cất tinh dầu từ cây tràm gió. Dầu tràm đặc biệt tốt cho sức khỏe và an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai. Vì có mùi thơm dịu, dễ chịu, có nhiều công dụng khác.

Phân bố của cây tràm ở đâu?

Cây Tràm là một loài cây phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Từ Australia đến các nước châu Á, phát triển nhanh nền cây tràm có khuynh hướng mở rộng vùng phân bố. 

Tại năm 1997 đã cho rằng các loài cây tràm có 3 phân loài  phân bố trên khắp thế giới dưới đây:

  • Subsp. cajuputi: Loài này phân bố ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar, đảo Timor , miền Tây Territory (Australia).
  • Subsp. cumingiana Barlow:  Loài này phân loài phân bố ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia. 
  • Subsp. platyphylla Barlow: Loài này chỉ phân bố ở miền Nam Indonesia và Australia.

Ở Việt Nam phân bố nhiều tại những nơi có khu vực nước ngập mặn. Nhiều nhất vẫn ở những tỉnh phía Nam. Một số tỉnh có số lượng rừng tràm lớn: Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Cà Mau,..

cây tràm cừ
Cây tràm cừ

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tràm

Quy trình trồng và chăm sóc cây tràm được thực hiện qua các bước dưới đây như sau:

Bước 1: Thu hoạch và bảo quản hạt giống

  • Tiến hành thu hái hạt giống trên những cây có tuổi trên 8 năm. Chọn những có đặc điểm: Thân thẳng từ 6m trở lên, tán lá đều, không bị sâu bệnh, cây có sức sinh trưởng tốt. 
  • Thu hoạch những quả chín có màu vàng nâu. Sau đó đem phơi xong lấy hạt và bảo quản cho đến vụ để trồng.

Bước 2: Tiến hành gieo trồng cây cây tràm non

  • Làm đất tiến hành xử lý hạt giống bằng cách ngâm trong thuốc tím (KMnO4 ) có nồng độ 0,05% 10 phút. Sau đó, vớt ra và ngâm trong nước ấm 6 – 8 giờ.
  • Gieo hạt trên mật độ 500m2 gieo 1kg. Trộn đều cùng tro bếp để gieo cho đều.
  • Khi gieo xong phủ một lớp đất mỏng và mịn. Sau đó Dùng rơm hoặc cỏ khô che nắng. Sau 1 tuần sẽ hình thành cây mạ.
  • Chuẩn bị các bầu đất nhỏ và cho cây mạ non vào để chăm sóc.

Bước 3: Chăm sóc cây tràm non

  • Chăm sóc bằng cách che bóng cây con bằng lưới màu đen trong 1 tuần, tùy thuộc vào thời tiết. Giảm dần cường độ tưới nước và che bóng khi cây ổn định dần. 
  • Tiến hành bón phân NPK, DAP và phân bón lá.
  • Phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc bảo vệ thực vật có lợi cho cây tràm.

Khai thác và bảo quản cây cừ tràm

Cây cừ tràm chỉ được khai thác khi đủ tuổi và chiều cao. Cây có chiều cao trên 4m và được trồng trên 5 năm có thể khai thác làm cừ tràm. Còn đối với những cây trồng lấy gỗ sẽ có thời gian trồng trên 10 năm. Tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến phá rừng. Nên khai thác đan xen để lứa cây tràm con có thể lớn kịp thời. 

Những cây tràm sau khi khai thác nên được đem vào sử dụng càng sớm càng tốt để không bị mục, sâu bọ cắn phá. 

Những cây chưa kịp sử dụng nên bảo quản tại những nơi có hơi ẩm như gần bờ sông để giữ được độ ẩm cho cây. Cây không để lâu quá 3 tháng sau thời gian khai thác.

Kết luận

Các bạn thấy đấy, cây tràm rất đa dạng và phong phú. Loài tràm nào cũng có có lợi từ thân đến hoa, lá. Bài viết trên đây đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn về loài cây này. Đừng chần chờ nữa mà hãy liên hệ ngay với Cừ Tràm Huy Hoàng để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

3/5 - (1 bình chọn)

Deprecated: Hàm wp_make_content_images_responsive hiện tại không dùng nữa từ phiên bản 5.5.0! Sử dụng wp_filter_content_tags() để thay thế. in /home/vuonrau/public_html/wp-includes/functions.php on line 6078

    NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





    (*) Thông tin bắt buộc