Cây lồ ô: Đặc điểm, phân bố, ứng dụng và kỹ thuật canh tác

Nếu bạn là người chuộng phong cách thiên nhiên với cuộc sống bình yên, trong lành thì không thể không biết đến cây lồ ô. Đây là một loại nguyên liệu tre trúc rất phổ biến trong kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Để hiểu rõ hơn về loài cây này và những ứng dụng tuyệt vời của nó bạn đọc đừng bỏ lỡ thông tin chia sẻ dưới đây.

Cây lồ ô là cây gì?

Cây lồ ô còn được gọi với tên khác là tre lồ ô. Thực chất  đây là tên gọi địa phương của người Việt dùng để gọi một loại tre kích thước lớn với pháp danh khoa học là Bambusa balcooa.

Đây là một loại nguyên liệu tre trúc có nguồn gốc từ Ấn Độ cùng họ với cây tre gai nhưng thân tròn đều, mập và rỗng ruột hơn. Chúng thường mọc thành từng bụi và có độ dẻo dai tốt hơn cây tre rất nhiều.

Cây lồ ô
Cây lồ ô

Đặc điểm hình thái

Thân lồ ô

Thân cây lồ ô có bề mặt trơn nhẵn và tròn đều. Toàn bộ vỏ thân cây đều được phủ một lớp lông màu nâu hoặc màu xám bạc. Khi trưởng thành thân cây đạt độ cao trung bình từ 14 – 18m, nhiều cây có thể cao đến 25m. Thân có rất nhiều lóng dài từ 40cm – 60cm. Các lóng ở gần gốc có kích thước ngắn hơn, các lóng ở giữa thân có thể dài đến 90cm.

Cây lồ ô có vách thân dày 1,1cm. Thân cây có các vòng mo nổi rõ lên và có một lớp bông màu xám nâu bao phủ bên trên. Thân cây khi còn non có màu xanh bạc, khi về già vỏ thân có màu xanh lục.

Cành

Cành cây lồ ô mọc ra từ các lóng thân. Mỗi lóng có khá nhiều cành, trong đó các cành chính có thể dài từ 2m – 3m.

Lá cây lồ ô cũng khá giống với lá tre, dài từ 20cm – 30cm và rộng khoảng 2cm – 4cm. Phiến lá nhọn ở phần đầu và về phía đuôi sẽ thuôn dần. Trên mặt lá có 1 gân chính ở giữa và các gân phụ khác nằm song song hai bên.

Mo

Bẹ mo cây lồ ô được phủ lớp lông màu nâu ở bên ngoài, bên trong nhẵn bóng. Bẹ mo giống hình thang cân, cao khoảng 20cm – 30cm với phần đáy rộng từ 20cm – 30cm, phần đầu rộng khoảng 5cm – 8cm và hơi lõm..

Lá mo phát triển thành hình mác có gân sọc ở cả 2 mặt, dài từ 15cm – 20cm, rộng khoảng từ 3cm – 4cm. Tai mo có dạng lông cứng, phần lưới xẻ sâu và thường không phát triển.

Hoa

Hoa cây tre lồ ô cũng như tre chỉ nở khi cuối đời. Chúng thường mọc thành từng cụm với từ 3 – 5 bông nhỏ. Hoa lồ ô có màu tím hoặc màu xanh, hình thái nhọn đầu dài từ 1cm – 2cm và rộng từ 5mm – 8mm. Các hoa lồ ô lưỡng tính có nhụy rời và nằm ở giữa, nhụy hoa có 2 vòi. Hoa mọc ở trên ngọn và ở dưới phần gốc thường không phát triển đầy đủ.

Phân bố

Mọi người có thể nhìn thấy cây lồ ô ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên tre lồ ô phân bố nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Đà Nẵng,…. 

Ứng dụng nổi bật

Tre lồ ô mang trong mình hầu hết các đặc tính nổi bật của nguyên liệu tre trúc. Chẳng hạn như độ bền dẻo, khả năng chống cháy, chống mối mọt, ít khi bị tác động bởi nhiệt độ,…Vì vậy nó được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống. Cụ thể:

  • Nguyên liệu lồ ô được người dân dùng để làm rổ, rá, dần, mẹt, thúng mủng,… phục vụ đời sống sinh hoạt. Tre lồ ô cũng có thể dùng làm cán cày, cán cuốc, cày bừa, mương máng thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nó cũng có thể dùng để làm chuồng trại chăn nuôi gia súc, làm giàn trồng cây,….
  • Trong đời sống ẩm thực, măng tre lồ ô được dùng để làm các món ăn.
  • Trong lĩnh vực nội thất tre lồ ô được dùng làm bàn ghế tre, giường tre, tủ đựng rượu, tủ quần áo, tủ bếp,…
  • Trong xây dựng tre lồ ô góp mặt vào rất nhiều hạng mục công trình khác nhau như: Làm dui mè, mái nhà, vách ngăn, ốp tường, mành rèm trang trí, hàng rào, tường bao,….
  • Trong công nghiệp tre lồ ô cũng có giá trị kinh tế rất cao bởi việc chế tác thành nhiên liệu đốt, chiếu tre xuất khẩu, ván tre ép, nguyên liệu làm quần áo, sản xuất kem đánh răng, làm giấy,…
Ứng dụng cây lồ ô
Ứng dụng cây lồ ô

Cách trồng và chăm sóc

Kỹ thuật trồng

Hiện chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về cách trồng cây lồ ô. Tuy vậy loại cây này rất dễ sống, có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt ở nhiều điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau. Bà con có thể trồng nó giống như các loài tre mọc cụm khác. Tuy nhiên cần đảm bảo được điều kiện đất ẩm quanh năm để đảm bảo năng suất cây trồng.

Khai thác

Việc khai thác cây lồ ô sẽ được thực hiện theo chu kỳ.

  • Với chu kỳ khai thác 1 – 3 năm thì bà con nên khai thác toàn bộ cây trên 4 tuổi và một phần cây được 3 tuổi.
  • Với chu kỳ khai thác 2 năm thì chặt những cây được 3 – 4 tuổi. Để lại những cây 1 – 2 tuổi khai thác sau để đảm bảo chất lượng thành phẩm.
  • Với chu kỳ khai thác 3 năm thì thu hoạch những cây trên 3 tuổi với tỷ lệ là 60% trong tổng số diện tích cây trồng.
Khai thác lồ ô
Khai thác lồ ô

Kết luận

Bài viết trên đây là thông tin chia sẻ về cây lồ ô và những ứng dụng nổi bật của nó. Nếu mọi người cần tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng nguyên liệu tre lồ ô hãy liên hệ đến Cừ Tràm Huy Hoàng để được hỗ trợ miễn phí.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc