Gỗ bạch đàn | Những đặc điểm và tính chất của gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn là loại gỗ có độ bền tốt, thuộc nhóm VI. Gỗ bạch đàn có tính cay nên ít khi bị mối mọt. Đặc biệt vân gỗ bạch đàn cũng khá đẹp. Được sử dụng để đóng bàn, ghế, đồ dùng. Trong xây dựng được dùng làm cây chống bạch đàn hay cừ bạch đàn. Những ưu điểm và giá trị kinh tế của loại gỗ này mang lại là như thế nào? Hãy cùng Cừ Tràm Huy Hoàng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết này nhé.

Đặc điểm tính chất gỗ cây bạch đàn

Cây bạch đàn từ y học đến xây dựng đã đóng góp rất nhiều công dụng hữu ích. Được dùng nhiều nhất vẫn là phần thân gỗ cây bạch đàn.

Gỗ bạch đàn
Gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn thuộc nhóm mấy

Cây bạch đàn là một trong những cây gỗ lâm nghiệp được sử dụng phổ biến. Thuộc Nhóm VI trong bảng phân loại tạm thời các loại gỗ có thể sử dụng. Được ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/ 11/1977 và Quyết định số 334/CNR ngày 10/5/1988 của Bộ Lâm nghiệp.

Gỗ bạch đàn có mọt không?

Gỗ bạch đàn là loại cây có nhựa bao bọc và phần gỗ có tính cay nên một số loại mọt, sâu đục thân khôn xâm hại. Phần gỗ cứng, bền có giá trị sử dụng rất lâu. Được bảo quản nơi khô ráo, không có ánh nắng mặt trời sẽ có thể để hơn 1 năm mà không bị mối mọt.

1m3 gỗ bạch đàn bằng bao nhiêu kg?

Gỗ bạch đàn là loại cây có trọng lượng khá nhẹ, 1m3 gỗ bạch đàn nặng 1,2 tấn. Nhẹ hơn loại gỗ keo và được sử dụng nhiều bởi dễ dàng trong khâu vận chuyển.

Các loại gỗ bạch đàn hiện nay

Hiện nay có hơn 700 loài bạch đàn trên thế giới và có một vài loại được trồng phổ biến tại Việt Nam. Dưới đây là 3 loại cây được trồng sử dụng nhiều nhất.

Gỗ bạch đàn đỏ

Còn có  tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis. Loài này được trồng nhiều tại  các vùng đồng bằng. Loại gỗ này có màu rất đặc biệt nên được dùng để làm những vật dụng gia dụng, đồ mỹ nghệ. Nhìn rất bắt mắt và có giá trị thẩm mỹ khá cao.

Gỗ bạch đàn đỏ
Gỗ bạch đàn đỏ

Gỗ bạch đàn trắng

Loài này còn có tên khoa học là Eu.alba. Được trồng nhiều và sống thích hợp với các vùng ven biển. Gỗ này rất nhẹ và chắc chắn nên được dùng làm những cây chống bạch đàn trong xây dựng.

Gỗ bạch đàn xoắn

Những cây bạch đàn xoắn có những vân gỗ hình xoắn ốc khá đẹp. Những vân gỗ đẹp cùng với kích thước to lớn nên được nhiều gia đình có điều kiện sử dụng. Dùng làm những tấm phản, ván ốp tường,…

Công dụng gỗ bạch đàn

Thân gỗ của cây bạch đàn được sử dụng nhiều và có nhiều công dụng to lớn trong từng lĩnh vực sử dụng.

Gỗ bạch đàn dùng làm gì?

  • Phần dát gỗ bạch đàn khá rộng, màu phân ra nhiều dòng từ trắng đến hồng nhạt. Phần tâm gỗ có màu nâu đỏ, thường có sọc sậm màu hơn. Được dùng làm vật dụng trong gia đình, đồ mỹ nghệ.
  • Bạch đàn khá cứng, chắc và nhẹ, thời gian chăm sóc ngắn nên được dùng làm cây chống bạch đàn khá bền. Bạch đàn bóc vỏ được dùng decor trang trí nội ngoại thất cho homestay, resort, quán cafe, nhà hàng,…
  • Trong y học lá cây bạch đàn được áp dụng trong các bài thuốc nam. Điều trị: ho, các bệnh liên quan đường hô hấp,… 

Giá trị kinh tế gỗ bạch đàn

Gỗ bạch đàn đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn, thời gian chăm sóc ngắn nên nguồn lợi luôn đồng đều. Hiện tại, phần lớn các khu rừng trên cả nước đều áp dụng trồng cây bạch đàn. Theo thống kê những năm gần đây giá thành gỗ nguyên liệu có phần cao hơn những năm trước.

Gỗ bạch đàn giá bao nhiêu?

Gỗ bạch đàn nguyên liệu giấy tại một số địa phương có giá lên đến 1,3 triệu đồng/tấn”. Tính đến nay, trên địa bàn các tỉnh phía Nam có diện tích rừng hơn 100 ngàn héc ta rừng nguyên liệu. 

Mỗi năm các tỉnh trồng thêm 8.000 – 10.000 ha rừng nguyên liệu. Góp phần tạo việc làm, đem lại thu nhập cho các hộ dân. Nhờ vào chính sách cải tạo và trong cây gây rừng của nhà nước. Giúp các hộ thêm động lực vào trông cây bạch đàn. Góp phần đẩy mạnh kinh tế. 

Kết luận

Gỗ bạch đàn trong tương lai sẽ là nguồn nguyên liệu xanh cho ngành lâm nghiệp bởi đang có hàng ngàn hecta rừng đang được canh tác. Đủ độ tuổi sẽ tiến hành canh tác giúp giá thành và tình hình kinh được phát triển mạnh.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc