Cây trúc sào | Đặc điểm hình thái, ứng dụng, gây trồng và khai thác

Cây trúc sào còn có tên gọi khác là trúc cao bằng, mao trúc, mạy khoang cái, sào phên. Tên khoa học là Phyllostachys edulis một loài thực vật có hoa trong họ Hòa Thảo. Đặc điểm ứng dụng, gây trồng và khai thác.

Đặc điểm hình thái

Trúc sào là loại cây thân đốt, thân ngầm mọc tản thành cây riêng lẻ, mỗi cây cách nhau khoảng 0.5m. Khi trường thành có độ cao trung bình khoảng 7-10m, thân khí sinh thẳng, phần thân không có cành thì tròn và bóng.

Thân trúc sào

Thân thẳng và tròn đều, có nhiều đôt, đường kính thân trung bình 3-5cm. Các lóng dưới gốc ngắn và dài dần lên phía trên. Chiều dài của lóng khoảng 20cm.

Thân cây trúc sào
Thân cây trúc sào

Mo

Bẹ mo hình chuông, đỉnh mo hẹp, mỏng mềm và dèo. Lá mo hình ngọn giáo, nhỏ dài và lật ngửa. Tai mo và thìa lìa biến thành lông.

Lá trúc sào thuôn và dài, vuốt nhọn ở phần đầu lá, đuôi hình nêm. Mặt trên lá nhẵn, mặt dưới có lông tơ, mép lá có răng sắc.

Hoa

Cụm hoa dạng bông dài 5cm, gốc có 4-6 lá bắc dạng vảy nhỏ, đôi khi phía dưới cành hoa còn có 1-3 chiếc lá gần phát triển bình thường.

Cụm hoa dạng bông, dài 5-7 cm, gốc có 4-6 lá bắc dạng vảy nhỏ. Đôi khi phía dưới cành hoa còn có 1-3 chiếc lá gần phát triển bình thường.

Phân bố

Cây trúc sào có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi người dân tộc Dao di cư sang Việt Nam đã mang theo giống tre này để trồng. Sau này có một số đồng bào Tày, Nùng ở các tỉnh biên giới phía Bắc cũng trồng loại trúc này. Hiện nay ở nước ta trúc sào phân bố chủ yếu tại các tỉnh như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Rừng trúc sào ở Cao Bằng
Rừng trúc sào ở Cao Bằng

Đặc điểm sinh học

Điều kiện tự nhiên

Trúc sào sống và phát triển tốt nhất ở độ cao trên 500m ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Nơi có 2 mùa mưa và khô xen kẽ nhau. Mùa mưa tường nóng ẩm, mùa khô thường lạnh, có sương muối, đôi khi còn có tuyết. Lượng mưa hàng năm trên 1.300mm

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển

Trúc sào được trồng thành rừng, theo tập quán của người dân địa phương thì trúc sào được trồng rải rác từng đám rừng nhỏ chừng 1-2 ha ở các sườn đồi. Đôi lúc xâm lấn với rừng gỗ ở xung quanh tạo nên rừng hỗn giao với các loại cây gỗ.

Điều kiện lý tưởng để trồng cây trúc sào phát triển tốt nhất là ở độ cao trên 1000m. Cây trồng ở độ cao này thường sẽ có thân lớn và cao hơn cây trồng ở vị trí thấp.

Măng trúc sào có 2 vụ trong năm là tháng 2 đến tháng 5 và tháng 8 đến tháng 10. Số lượng măng nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng mưa, thường mọc nhiều sau mỗi đợt mưa.

Số lượng cây nên trồng trên 1 ha thường là 15.000 cây có thể hơn. Tuổi thọ cây trúc sào không quá 8 năm, trúc sào rụng lá hàng năm nên tán có nhiều cành thứ cấp.

Rừng trúc sào
Rừng trúc sào

Kỹ thuật nhân giống và gây trồng

Trúc sào được nhân giống và gây trồng bằng 2 cách thức phổ biến là trồng bằng gốc có thân ngầm và trồng bằng thân ngầm.

Trồng bằng gốc có thân ngầm thì ta nên chọn những cây trúc to khỏe, có tuổi đời 1-3 năm làm cây giống. Sau đó đào lên cẩn thận tránh bị xây xát rễ, sau đó cắt bớt phần thân và ngọn, chỉ giữ lại 4-5 đót có cành phát triển là được.

Trồng bằng thân ngầm thì ta chọn các thân ngầm to mập 1 – 2 tuổi, có màu vàng. Đường kính thân ngầm từ 1-2.5cm. Sau đó tiến hành cắt thân ngầm ra thành từng đoạn dài 50-100cm. Mỗi đoạn có tối thiểu 8-10 mắt trở lên. Đào rãnh dài, sâu và hẹp, dưới đáy phủ lớp đất mịn sau đó đặt phần thân ngầm và lấp đất. Hạn chế các viên đá, sỏi lớn khi lấp vì có thể sẽ làm ảnh hưởng tới quán trình nảy mầm của cây. Lấp đất cao hơn mặt đất để tránh đọng nước.

Có thể chọn 1 trong 2 cách để gây giống và trồng trúc sào. Nhưng phương pháp trồng bằng thân ngầm là phương pháp tối ưu hơn. Nhưng việc chọn giống lại khó khăn hơn.

Nên chọn những nơi trồng kín gió sẽ có tỉ lệ sống cao hơn. Thời vụ trồng vào cuối đông hoặc đầu xuân. Mật độ trồng 400-500 hố/ha

Có thể trồng thuần loại hoặc trồng hỗn giao với các loại cây lấy gỗ lá rộng thì tre trúc vẫn sinh trưởng tốt. Sau khi cây đã phát triển thì hàng năm cần phát luống dọn dây leo cây bụi. Xới đất sâu khoảng 20cm để giúp cho thân ngầm phát triển tốt hơn. Tránh gia súc phá hoại măng hoặc khai thác măng quá mức ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.

Ứng dụng của trúc sào

Cây trúc sào với những đặc tính ưu việt như: thân thẳng tròn đều, lóng dài bề mặt bóng láng, vì không có cành nên mắt ít nổi. Vì vậy được sử dụng đóng đồ thủ công mỹ nghệ như bàn ghê, giường tủ, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nguyên liệu cây trúc khô trang trí trong xây dựng, làm chiếu, đan mành,…

Giá trị kinh tế của cây trúc sào
Giá trị kinh tế của cây trúc sào

>> Địa chỉ bán cây trúc khô trang trí giá rẻ tại TPHCM.

Giá trị kinh tế và khoa học

Giờ đây ngoài việc khai thác và cung cấp nguyên liệu măng và thân trúc thì người dân đã biết khai thác phát triển du lịch. Giúp cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây. Ngoài ra trồng cây trúc sào cũng giúp phủ xanh lại nhiều cánh rừng một cách nhanh chóng. Đây là một trong những điều tuyệt vời khi mà nhiệt độ trái đất không ngừng tăng lên trong từng năm.

Trúc sào còn được dùng làm chiếu, làm mành. Sản phẩm chiếu trúc Cao Bằng, chiếu trúc Tây Bắc rất nổi tiếng và được người dân rất ưa chuộng. Không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà các sản phẩm từ trúc sào còn được xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn. Ta nhận thấy rằng trúc sào là một loài cây quý, mang lại rất nhiều giá trị về kinh tế, cải thiện đời sống người dân, bảo vệ môi trường và rất nhiều những ứng dụng khác trong đời sống hàng ngày.

Bài viết này Cừ Tràm Huy Hoàng muốn chia sẻ tới quý đọc giả những đặc tính, công dụng, cách trồng và chăm sóc của cây trúc sào. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đem lại những kiến thức hữu ích dành cho mọi người.

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc