Cây trúc: Tìm hiểu đặc điểm, phân loại, phân bố, ứng dụng, kỹ thuật trồng

Cây trúc là loại cây được trồng phổ biến trên thế giới với mục đích làm cảnh, trang trí sân vườn. Ngoài ra còn có rất nhiều loại khác đem lại giá trị cao trong đời sống sinh hoạt, kiến trúc xây dựng và ẩm thực. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các loài trúc và ứng dụng của nó.

Cây trúc là gì?

Cây trúc còn được gọi là cây Cương trúc với pháp danh khoa học là Phyllostachys. Đây là thực vật bản địa châu Á thuộc họ nhà Tre. Trước đây chúng chủ yếu được dùng để làm cảnh, trang trí không gian sống. Ngày nay với xu hướng phát triển từ truyền thống đến hiện đại có nhiều loài trúc được khai thác làm nguyên liệu xanh.

Cây trúc
Cây trúc

Đặc điểm hình thái

Thân

Thân cây trúc phát triển thẳng đứng với các lóng liền nhau. Độ cao cây trung bình khi trưởng thành đạt từ 3m – 7m, đường kính khoảng 2cm – 5cm. Đây là loài cây thân thảo, cấu tạo ruột rỗng, vách mỏng nhưng có độ dẻo dai rất cao.

Lá các loài trúc đều giống với lá tre nhưng có thể phân biệt được bởi lá trúc có phiến thon và ngắn hơn lá tre. Ngoài ra xung quanh viền lá còn có những gai nhỏ, sờ vào khá nhám tay.

Rễ trúc

Cây trúc là loại cây rễ chùm. Bộ rễ có rất nhiều rễ nhỏ có rất nhiều lông mao hút và khả năng bám dính rất tốt. Loại cây này có thể dễ dàng thích nghi và phát triển tươi tốt ở nhiều điều kiện khác nhau.

Hoa

Hoa trúc mọc ra từ các cành ngoài cùng. Hoa chỉ nở khi cây về già và không có mùi đặc trưng. Hoa trúc thường có màu vàng hoặc màu trắng.

Phân loại

Ở Việt Nam chúng được phân thành 5 loài chính. Còn trên thế giới người ta tìm thấy 4 loài phổ biến. Cụ thể như sau:

Phân loại trúc ở Việt Nam

  • Cây trúc sào: loại trúc có thân thẳng tròn đều, lóng ngắn ở phần gốc vài dài dần lên trên, cao từ 7-10m, đường kính thân trung bình 5-7cm.
  • Trúc cảnh: Là loài thân mềm, mọc thành bụi thưa có rễ bò dài. Thân cây màu mốc trắng, măng trúc có màu xanh xen lẫn các đốm tím.
  • Trúc hóa long: Trúc hóa long còn được gọi là trúc vàng, độ cao cây trưởng thành từ 4m – 8m. Những đốt sát gốc cây thường có cấu tạo ruột đặc, bề mặt nhăn nheo, xù xì giống như vảy rồng.
  • Trúc đen: Phát triển thành các bụi nhỏ, độ cao trung bình từ 2m – 4m với các đốt thân dài, 2 rãnh thân đối nhau. Bề mặt thân có màu đen bóng rất đẹp mắt.
  • Trúc lùn: Trúc lùn trưởng thành cao khoảng 1m, phát triển thành các bụi dày. Thân cây trúc lùn thường có màu xanh bóng.
  • Trúc vuông: Khi trưởng thành cao từ 3m – 8m, thân cây có dáng vuông lạ mắt với vỏ thân màu xanh bóng.
Cây trúc cảnh làm hàng rào
Cây trúc cảnh làm hàng rào

Phân loại trúc trên thế giới

  • Cây trúc Nhật: Cây trúc Nhật thường phát triển thẳng đứng, các tán rủ xuống giống như cành liễu. Loài trúc này mang nhiều ý nghĩa biểu trưng về đức tính của con người nên thường được trồng làm cảnh, làm cây phong thủy.
  • Cây trúc phú quý: Đây là loài trúc tượng trưng cho sự giàu có, hưng thịnh, đại phát nên cũng thường được trồng làm cây phong thủy.
  • Cây trúc mây: Loại này thường phát triển thành từng bụi lớn, cao từ 1m – 2m với khả năng sinh trưởng và phát triển rất tốt.
  • Cây trúc đào: Trúc đào thuộc dòng cây gỗ bé, vỏ thân màu xanh.

Phân bố

Ở nước ta loài cây này đang được trồng, nhân giống khắc các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Trong đó ở các vùng trung tâm Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên là tập trung nhiều cây trúc nhất.

Ứng dụng

Cây trúc được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Cây trúc trồng làm cây cảnh, làm cây phong thủy.
  • Trúc nguyên liệu được chế tạo thành đồ thủ công mỹ nghệ xuất khẩu như sáo trúc, điều cày, giỏ đựng đồ, cần câu, làm gậy trượt tuyết,….
  • Trong công nghiệp trúc được sản xuất thành ván tre ép, sản xuất giấy,….
  • Trong xây dựng cây trúc được dùng để thi công ốp trần, vách ngăn, ốp tường tre trúc, làm hàng rào, trang trí nội thất,….
  • Trong đời sống sinh hoạt cây trúc khô nguyên liệu được người nông dân dùng làm rổ, rá, chõng tre, cán cày, cán cuốc, làm chuồng trại, giàn trồng,…

Ngoài ra măng trúc còn được dùng làm thực phẩm với rất nhiều món ngon, hấp dẫn.

Kỹ thuật trồng trọt

Kỹ thuật trồng

Cây trúc có rất nhiều loài khác nhau. Tuy vậy hầu hết các loài trúc này đều được trồng theo các bước cơ bản dưới đây:

  • Chuẩn bị đất trồng là đất thịt, pha cùng mùn trấu, tro bếp, xơ dừa, phân hữu cơ sau đó ủ mục cùng ít vôi bột và nước sạch.
  • Đào hố với kích thước cao và sâu hơn bầu cây khoảng 20cm trước 2 – 3 tuần trồng cây. Sau đó đổ hỗn hợp đất trồng vào hố.
  • Trồng cây ở các khu vực đủ độ sáng để cây luôn xanh tươi.
  • Đặt bầu cây vào hổ sao cho mặt bầu ngang bằng với miệng hố. Nén chặt đất quanh bầu cây rồi đổ thêm một lượt đất nữa và nén chặt một lần nữa.
  • Tưới nước sạch cho gốc cây đảm bảo độ ẩm cần thiết.
Cách trồng và nhân giống cây trúc
Cách trồng và nhân giống cây trúc

Chăm sóc

  • Bà con chú ý tưới nước, bón phân và bổ sung thêm đất cho cây thường xuyên. Đảm bảo đất vun cho cây phải là loại đất tơi xốp và thoáng khí, có khả năng thoát nước tốt.
  • Không để gốc cây trúc bị ướt sũng nước để tránh tình trạng cây bị thối rễ.
  • Bón phân hữu cơ đều đặn 2 tuần 1 lần cho cây ra lá xanh tốt.

Kết luận

Trên đây là thông tin cơ bản về cây trúc và ứng dụng của chúng. Nếu bạn còn đang thắc mắc điều gì hay muốn tìm mua nguyên liệu tre trúc hãy liên hệ đến Cừ Tràm Huy Hoàng để được hỗ trợ 24/7 và hoàn toàn miễn phí!

NHẬP THÔNG TIN ĐỂ TẢI BÁO GIÁ





(*) Thông tin bắt buộc